Thủ phạm gây ra bệnh tê tay về đêm
Tê tay về đêm có rất nhiều người gặp phải, có thể nói bất kì ai trong chúng ta đều một lần mắc phải trong đời. Vậy tê tay chân là bệnh gì, đâu là những thủ phạm nguy hiểm nhất ?
Triệu chứng tê tay về đêm
Ở giai đoạn đầu, tê bì chân tay về đêm thường xuất hiện ở mức độ nhẹ chỉ hơi cảm thấy đầu ngón tay, ngón chân bị tê buốt, kiến bò khó chịu.
Ở giai đoạn nặng hơn, tình trạng tê tay về đêm thường kéo dài. Không chỉ bị đau nhức, tê buốt, khó chịu ở đầu ngón tay, ngón chân mà còn lan rộng cả cánh tay, bàn chân làm người bệnh cử động hạn chế. Nhiều khi nửa đêm giật mình tỉnh giấc, cảm thấy chân, tay không còn cảm giác, có khi lại thấy như bị kim châm chích hoặc kiến cắn gây mất ngủ.
Khi bệnh đã quá nặng thì không chỉ xuất hiện những triệu chứng tê chân tay về đêm mà ban ngày cũng khởi phát khiến cho người bệnh khó khăn trong cử động và di chuyển. Thậm chí nguy hại hơn là có thể khiến người bệnh bị liệt cơ, tàn phế vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây tê tay chân về đêm
- Nằm sai tư thế khi ngủ: khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép đè nén máu không lưu thông được gây tê chân tay khi ngủ.
- Thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, khiến người có sức đề kháng yếu gây ra rối loạn cảm giác.
- Phụ nữ đang mai thai ở cuối thai kì, do thai lớn chèn ép mạch máu ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn máu gây tê chân tay về đêm.
- Phải ngồi hoặc đứng một tư thế trong thời gian dài khiến các dây thần kinh bị căng giãn, lưu thông máu bị ngưng trệ dẫn đến các cơ ở tay, chân thiếu oxy gây tê tay.
- Do bị thiếu canxi, vitamin B1, vitamin E, vitamin B6,… những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng đối với các dây thần kinh trong cơ thể là nguyên nhân gây tê chân tay về đêm.
- Do mắc một số bệnh lý như đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, bệnh tim, tiểu đường,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác cũng là lý do dẫn đến tình trạng tê chân tay về đêm.
Tê chân tay uống thuốc gì?
Tê tay không phải là một bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách uống thuốc. Với 4 bài thuốc hiệu quả dưới đây, tê chân tay không còn là nỗi lo của bạn nữa.
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Cát cánh 9g; Đẳng sâm 16g; Bạch truật, Hoài sơn, Táo mối vị 12g; Bạch chỉ, Thần khúc, Bạch thược, Mạch môn, Qui đầu, Sài hồ, Bạch linh mỗi vị 10g; Cam thảo 6g; Biển đậu, Phòng phong 8g; An khương 4g.
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc với 700 ml nước cho tới khi còn lại 300 ml thì dừng, đổ ra bát chia 2 lần uống hết trong ngày.
Công dụng: là bài thuốc có tác dụng giảm đau nhức, tê buồn chân tay, giúp khí huyết lưu thông, thanh nhiệt, giải độc…
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Phòng phong, chích thảo, khương hoạt, nhân sâm, sinh khương, đương quy, bạch truật, sài hồ, phục linh, hương phụ, thăng ma, ô dược, hoàng kỳ mỗi vị 30g.
Cách làm: Sắc thuốc với 700 ml nước đến khi còn 400 ml là được, uống hết trong ngày.
Công dụng: trị chứng tê mỏi chân tay về đêm, không bị co cứng cơ khi ngủ dậy, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và dễ chịu hơn.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: Hoàng kỳ; quy vĩ; trần bì; ngũ vị tử; thanh bì; trạch tả; sài hồ; sinh khương; hồng hoa; thăng ma; cam thảo mỗi vị 8g. Sắc uống sẽ có tác dụng bổ khí huyết, khai uất, lợi thấp.
Cách làm: Cho thuốc sắc với 600ml nước đến khi còn lại 1/3 thì dừng, uống hết trong ngày.
Công dụng: là bài thuốc giúp bổ máu, sinh máu mới, giúp điều hoàn máu trong mạch, tăng chức năng tuần hoàn máu, làm tan những cục máu đông, chống tụ máu, chữa tê tay chân cựu kí hiệu quả
Bài thuốc 4:
Nguyên liệu: Nhân sâm; bạch truật; hoàng kỳ; chích thảo; thục địa; khương hoạt; bạch truật; tần giao; phục linh; sài hồ; xuyên khung; ngưu tất; xích thược; đương quy; quế chi; bán hạ; phòng phong mỗi thứ 20g.
Cách làm: Sao vàng các nguyên liệu thuốc. Cho thuốc sắc với 600ml nước đến khi nước còn lại một nửa thì dừng, uống hết trong ngày.
Công dụng: bổ máu, kiện tỳ, chữa tê tay về đêm hiệu quả.