Đau nhức xương khớp ở người trẻ và người già dùng thuốc gì tốt nhất?
Đau xương khớp dùng thuốc gì không chỉ là vấn đề băn khoăn của những người già mà giờ đây nó đã trở thành vấn đề ở cả những người trẻ tuổi. Đây là tình trạng đang có xu thế trẻ hóa theo độ tuổi cho nên dù là người trẻ hay người già cũng đều phải chú ý.
Tìm hiểu về tình trạng đau nhức xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp là tình trạng đau nhức tại các khớp xương, cơ cứng vùng cơ xung quanh, gây hạn chế vận động, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Cơn đau thường tập trung ở vùng cổ vai gáy lan xuống cánh tay, từ thắt lưng xuống chân hoặc đau tại vùng khớp tay, khớp gối.
Các chuyên gia Y tế chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân đau nhức các khớp xương phổ biến gồm:
● Nhóm bệnh lý: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp dạng thấp, lao xương khớp,… là những nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp. Bệnh khiến sụn khớp bị bào mòn, chèn ép rễ thần kinh hoặc dịch khớp khô dẫn đến các đầu xương cọ xát với nhau gây đau âm ỉ.
● Nhóm cơ học: Sinh hoạt làm việc không khoa học, chấn thương từ tai nạn, va chạm hoặc thừa cân, béo phì cũng là những nguyên nhân thường thấy.
Người già, người cao tuổi là đối tượng thường xuyên bị đau nhức xương khớp do cột sống, khớp đã bị lão hóa. Tuy nhiên, tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa, xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi (sau 25 tuổi). Người bệnh cần lưu ý đến các biểu hiện thường gặp, sớm thăm khám để được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì?
Tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân và nguyên nhân gây ra đau mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

● Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây
– Thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol, Panadol, Codein,… có tác dụng giảm đau, hạ sốt mạnh. Thuốc dùng trong trường hợp nhẹ, không gây kích ứng hệ tiêu hóa nên người bệnh có thể mua tại hiệu thuốc và sử dụng nhưng không được dùng quá 4g/ngày.
– Thuốc giảm đau mạnh Opioid: Morphine, Fentanyl, Oxycodone tác động khóa các thụ thể đau tại não bộ giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng. Khi sử dụng cần có chỉ định từ bác sĩ để nhận hiệu quả giảm đau tối đa.
– Thuốc NSAID (thuốc kháng viêm không Steroid): Diclofenac, Aspirin, Naproxen,… là thuốc kháng viêm, giảm đau ngoại vi, không gây nghiện. Bệnh nhân dùng khoảng 0,325 – 0,625g/lần, tổng liều mỗi ngày không quá 3,6g.
– Thuốc giãn cơ: Baclofen, Carisoprodol, Eperisone,… sẽ tác động đến não bộ điều khiển thả lỏng hệ cơ xung quanh vùng đau xương khớp. Thuốc giãn cơ có thể dùng ở dạng dung dịch tiêm hoặc dạng viên tùy thuộc mức độ đau nhức xương khớp.
– Vitamin nhóm B: Dùng vitamin B (B1, B6, B12) hàng ngày giúp bảo vệ dây thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cần bổ sung 1 – 5mcg vitamin B/ngày.
– Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc (SSRIs): Celaxa, Paroxetine,… sẽ tác động lên thụ thể đau nhức giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.
● Thuốc Nam trị đau nhức xương khớp
– Bài thuốc từ cây đau xương: Thành phần chính của cây đau xương là hoạt chất Ancaloit có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần dùng 50g dây đau xương, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng đau nhức. Kiên trì 30 ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm, cử động dễ dàng.
– Dùng cây trinh nữ: Theo Đông y, trinh nữ có tính hàn, vị ấm nóng nên được dùng chủ yếu trong việc giảm các cơn đau nhức xương khớp. Chỉ cần dùng 40g rễ trinh nữ, thái nhỏ, tẩm với rượu và sao vàng. Sau đó sắc thuốc cùng 400ml nước đến khi cạn còn 150ml thì dừng, chia làm 2 lần uống trong ngày.
– Lá lốt: Lá lốt là vị thuốc vô cùng quen thuộc trong kho tàng các vị thuốc,bài thuốc dân gian. Bệnh nhân dùng 10g lá lốt phơi khô, sắc cùng 2 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì đổ ra uống. Áp dụng khoảng 15 – 20 ngày thấy đau nhức giảm rõ rệt.
– Dùng mật ong và bột quế: Mật ong và bột quế đều chứa hàm lượng hoạt chất giảm đau cao. Khi kết hợp 2 vị thuốc này sẽ tạo ra bài thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Người bệnh pha 2 thìa cafe mật ong, 1 thìa cafe bột quế với 1 cốc nước nóng, dùng 2 lần/ngày.
– Bài thuốc từ đu đủ: Chuẩn bị 30g mỗi loại đu đủ chín, mễ nhân sống. Đu đủ,mễ nhân rửa sạch, thái nhỏ, cho vào đun cùng 300ml nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi mễ nhân chín, thêm đường trắng, chia ra uống 2 lần/ngày.
Một lưu ý nhỏ dành cho người bệnh đau nhức xương khớp là khi áp dụng thuốc tây, thuốc nam cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý kết hợp các vị thuốc nam hoặc lạm dụng thuốc tây để hạn chế tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị.