Đau dạ dày uống thuốc gì, có nên ăn hoa quả và uống sữa không?
Đau dạ dày uống thuốc gì, có nên ăn hoa quả hoặc uống sữa chua không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Đây là những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến dạ dày và việc sử dụng thuốc để điều trị mà người bệnh cần phải nắm rõ.
Theo cuốn “Bệnh đau dạ dày” của Nhà xuất bản Hà Nội (Hà Linh biên soạn) thì đây là tình trạng rối loạn chức năng vị tràng đạo. Biểu hiện lâm sàng mà người bệnh thường gặp là đau bụng, trướng bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, bí tiện…
Tây Y cho rằng nhân tố tinh thần và nhân tố ẩm thực là hai nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng đau ở dạ dày. Cùng quan điểm, Đông Y cho biết 2 nhân tố trên cũng chính là lý do khiến Tỳ Vị vận hóa bất thường, Can Thận không điều hòa, từ đó dạ dày mất đi tính chủ đạo, khí bị ứng đọng, mất đi chức năng vốn có.
Đau dạ dày uống thuốc gì?
● Thuốc Tây
Thuốc kích hoạt dạ dày: Điều chỉnh sự rối loạn của dạ dày, làm cho acid dạ dày bài tiết xuống dưới.
Thuốc kháng Histamin thế hệ H2 và PPI: Giảm sự gia tăng của acid dạ dày, giảm cảm giác nóng ruột.
Thuốc trung hòa acid dạ dày: Rostor, Talcid… là hai loại thuốc giúp giảm đau nhanh, trung hòa acid trong dạ dày, thấm hút dịch thể mật, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thuốc kiềm axit: Nâng độ PH của dạ dày lên gần 4, trung hòa acid trong dịch vị, kích thích sự tái tạo niêm mạc dạ dày.
Thuốc ức chế H+/K+-ATPase: Dùng trong trường hợp loét dạ dày, trào ngược có biến chứng nặng, chống lại cơn đau.
● Thuốc Nam
Hoa chuối: Nấu 1 nắm gạo tẻ với 30g hoa chuối tươi, thêm chút thịt để tăng chất đạm. Cháo hoa chuối dễ tiêu, cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt.
Hoa đu đủ đực: Phơi khô nguyên liệu, sao vàng hạ thổ, mỗi lần dùng 30g sắc lấy nước uống trước bữa ăn sẽ giúp chống oxy hóa, hỗ trợ trao đổi chất, ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón.
Lá ổi non: Sao vàng 1 nắm lá ổi non và 1 nắm gạo lứt, sau đó đem tất cả nấu nước uống hàng ngày. Sử dụng bài thuốc trước khi ăn để ngăn chặn cơn đau xuất hiện.
Đậu rồng: Rang 10 hạt đậu rồng cho thơm, sau đó nhai kỹ rồi nuốt, mỗi lần nhai 5 hạt, 2 lần/ngày. Đậu rồng có tác dụng nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, chống loét dạ dày vô cùng hiệu quả.
Đau dạ dày có nên ăn hoa quả không?
Đối với người bị đau dạ dày, việc ăn uống sao cho “yên bình” là một vấn đề lớn. Họ sẽ không thể ăn những loại trái cây mà mình thích, ngay cả khi chúng hấp dẫn. Tuy nhiên nếu biết đau dạ dày nên ăn gì và những loại hoa quả nào phù hợp thì bệnh nhân sẽ không còn lo lắng nhiều nữa, bởi vì họ vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn.
● Chuối chín: Dễ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề về dạ dày.
● Đu đủ chín: Giảm khó tiêu, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy môi trường acid lành mạnh, làm dịu cơn đau hơn.
● Bơ: Chứa nhiều chất xơ và kali, rất tốt cho quá trình tiêu hóa của nhu động ruột.
● Táo: Giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, loại bỏ cảm giác chướng bụng, khó chịu trong dạ dày.
● Việt quất: Hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cao trong việt quất giúp hạn chế sự nguy hại của gốc tự do, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và chống lại sự nhiễm trùng.
● Nhãn: Quả nhãn không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có công dụng như một vị thuốc điều trị đau dạ dày. Người bệnh có thể ăn, uống nước ép hoặc ngâm cùi nhãn với đường để giảm tần suất các cơn đau.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý một số loại trái cây gây hại cho dạ dày, điển hình là những loại hoa quả còn xanh hoặc có vị chua, chứa nhiều acid.
Một số loại hoa quả người bệnh dạ dày nên tránh
Đau dạ dày có nên uống sữa không?
Sữa là nguồn cung cấp vitamin, protein, canxi và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Nhiều người cho rằng các loại sữa tươi và chế phẩm từ sữa có thể làm tăng acid dịch vị dạ dày, tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Sữa không những kích thích quá trình tiêu hóa mà còn cung cấp hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP – mầm mống gây đau dạ dày.
Bởi vậy, người bệnh dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung sữa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, chỉ cần chú ý một số vấn đề sau:
● Chỉ dùng sữa sau bữa ăn, không uống khi đói bụng.
● Sử dụng trung bình 1 ly/ngày để tránh đầy bụng.
● Ưu tiên dùng sữa tách béo, sữa tươi và sữa chua.
● Khi dùng sữa chua không nên hâm nóng, bảo quản sữa ở nhiệt độ tiêu chuẩn, không nên để tủ đá.