Chất độc thần kinh là gì và nguyên nhân gây ra
Từ thế chiến thứ 1, rất nhiều loại chất độc hoá học được nghiên cứu và đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: quân sự, y tế, nông nghiệp…Trong đó, chất độc thần kinh được coi là một trong những chất độc gây chết người nhanh và tàn bạo nhất.
Chất độc thần kinh là gì?
Đúng với tên gọi của nó, chất độc thần kinh gây tác động đến việc truyền tải các xung thần kinh trong hệ thần kinh. Các chất này thuộc nhóm phostphat hữu cơ (organophostphate), là những chất bền, dễ phân tán, độc tính cao và có tác dụng rất nhanh khi tiếp xúc với da hoặc hô hấp. Chúng được tổng hợp khá đơn giản với nguyên liệu thô có sẵn, rẻ tiền.
Cơ chế gây độc
Một đặc điểm chung của các chất độc thần kinh, đó là chúng rất độc và gây độc rất nhanh. Các chất này, có thể ở dạng khí, lỏng hoặc keo, xâm nhập vào cơ thể qua da và hô hấp. Thông thường, sự xâm nhập chất độc qua đường hô hấp sẽ gây tác dụng rất nhanh do phổi chứa nhiều mạch máu, chất độc có thể nhanh chóng phân tán theo đường máu và đi đến các cơ quan, đặc biệt là cơ quan hô hấp. Nếu một nạn nhân phơi nhiễm chất độc ở nồng độ cao, ví dụ 200 mg Sarin/m3, người này có thể tử vong chỉ sau vài phút. Khi bị nhiễm độc qua da, chất độc cần thời gian thấm qua các lớp biểu bì của da để xâm nhập vào các mạch máu sâu hơn, thời gian gây độc có thể là 20-30 phút tuỳ vào nồng độ chất độc, và cũng có thể rất nhanh nếu phơi nhiễm ở nồng độ cao.
Nguyên nhân gây ra
Những năm đầu thập niên 1930, một nhà hoá học người Đức đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thuốc trừ sâu. 2 năm sau, một chất phosphat hữu cơ cực kỳ độc đã được tổng hợp, Tabun, được coi là hợp chất đầu tiên được liệt kê trong danh mục chất độc thần kinh. Tabun được sản xuất 12.000 tấn vào giai đoạn 1942-1945. Sau đó, hơn 2000 chất mới thuộc nhóm này được tổng hợp, bao gồm Sarin (1943, hình 1), Soman (1944, hình 1) và cùng với Tabun, chúng được xếp vào nhóm chất độc thần kinh G.
Sau chiến tranh, các nghiên cứu tập trung vào cơ chế hoạt động và gây độc của các chất độc thần kinh này nhằm tìm ra phương pháp giải độc và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm ra các chất giải độc (atropine, prodidoxime…), một số loại chất độc mới, nhóm V . Đó là những chất có độc tính cao gấp 10 lần so với sarin và được coi là những chất độc hại nhất hiện nay.